HỘI NÔNG DÂN XÃ HỒNG SƠN PHỐI HỢP LÀM TÔT CÔNG TÁC ỦY THÁC NHCSXH GIÚP HỘI VIÊN NÔNG DÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VƯƠN LÊN LÀM GIÀU.

12/06/2024
Xã Hồng Sơn nằm ở phía nam của huyện Mỹ Đức cách trung tâm huyện 6km, cách thủ đô Hà Nội là 45km. Có diện tích tự nhiên là 1.298ha, trong đó diện tích cấy lúa là 400ha, dân số là 2.245 hộ bằng 8.500 nhân khẩu. Trong đó lao động trong độ tuổi là 5.100 lao động. Số hội viên nông dân trong toàn xã hiện nay là 826 hội viên, toàn xã có 29 hộ cận nghèo theo tiêu chí mới, chủ yếu là cây lúa, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, và sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại và vận tải hàng hóa.

Đối với xã Hồng Sơn là một xã thuần nông trong những năm qua xã đã không ngừng vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 75,1 triệu đồng/người/năm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Nhờ cơ chế chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước, Hội đã tích cực phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội nhận ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách để hỗ trợ hội viên vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với tổng dư nợ tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tính đến ngày 30/05/2024 là 16.214.000.000 đồng, giải quyết cho 217 lượt hội viên vay vốn,đã giúp cho Hội viên và nhân dân có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Do vậy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của xã ngày càng phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều hộ hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với các sản phẩm mới đáp ứng đảm bảo đủ điều kiện theo tiêu chuẩn VietGap.

   

Buổi giao dịch NHCSXH huyện tại xã Hồng Sơn ngày 11 hàng tháng.

Hội nông dân xã Hồng Sơn đứng ra ủy thác NHCS huyện với các chương trình gồm: vay vốn nước sạch vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, nhà ở xã hội, học sinh sinh viên. Ngoài ra Hội còn được Hội Nông dân Thành phố Hà Nội và Hội Nông dân huyện Mỹ Đức tạo điều kiện cho vay Qũy Hỗ Trợ nông dân nguồn thành phố tổng số tiền là 2,4 tỷ đồng, cho 65 hộ vay.

   

Giải ngân dự án Qũy hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội.

Song song với công tác vay vốn, Hội còn tích cực vận động các hộ vay vốn thực hiện tiết kiệm hàng tháng với mức 100.000đ/hộ/tháng theo quy định của Ngân hàng đạt tỷ lệ 100% số hộ tham gia. Bình quân mỗi năm tiết kiệm được khoảng hơn 100 triệu đồng. Thông qua chương trình vay vốn và thực hành tiết kiệm, nhiều hội viên đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp để vươn lên thoát nghèo làm giàu. Cùng với đó, Hội còn chỉ đạo 7/7 Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay; thực hiện tốt công tác bình xét đối tượng vay một cách công khai, dân chủ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy trình; duy trì chế độ sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn tại các chi hội một quý/lần, đôn đốc thu lãi, tiền gửi hàng tháng có hồ sơ sổ sách ghi chép, theo dõi đầy đủ. Kết quả phân loại tổ TK&VV hàng năm số tổ xếp loại tốt 7/7 tổ, chiếm tỷ lệ 100%. Hàng năm Hội đã xây dựng kế hoạch và kiểm tra sử dụng vốn vay đến từng hộ vay,thu lãi theo đúng lịch của Ngân hàng, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn theo đúng quy định, không có tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng; hộ vay đều sử dụng đồng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tăng cường phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 7/7 Tổ trưởng, tổ phó giúp cho các tổ quản lý tốt nguồn vốn vay và hướng dẫn các hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

 

Hình ảnh anh Hoàng Tuyến Tuyên với đàn gia cầm của gia đình.

Là một gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế gia đình nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng CSXH huyện,  chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất với quy mô tập trung đã  mang  lại  kết  quả  thiết  thực,  từng  bước  đưa  gia  đình  thoát  nghèo,  vươn  lên  làm giàu. Khác với những người bạn cùng trang lứa, anh Hoàng Tuyến Tuyên xuất  thân  từ  gia  đình  nông  dân  nghèo  nên  không đủ điều  kiện để  học  lên  cao.  Khi  anh  xây  dựng  gia  đình,  ra ở riêng với hai bàn tay trắng,  cuộc sống gia đình  gặp  rất  nhiều  khó khăn. Nên anh đã chuyển đổi diên tích  đất  nông  nghiệp  và diện tích đất cho thuê của UBND xã để  xây dựng mô hình V.A.C  với  diện  tích 7500m2 , bước  đầu  với  số  tiền  ít  ỏi  tích  cóp được,  anh  đã  mạnh  dạn mua 2000 vịt  đẻ  lấy trứng, 20 con lợn  nái  với  tổng  vốn  hơn 200 triệu. Thời  gian  đầu  việc  chăn  nuôi  với  anh  gặp  nhiều  khó  khăn  do  chưa  có  kinh  nghiệm.  Anh  đã  tìm  tòi  học  hỏi  các  trang  trai  lớn  ở  các  xã  lân  cận  và  áp dụng  khoa  học kỹ thuật  bước đầu gặp nhiều khó khăn. Tưởng chừng  thành  công ban  đầu  đến  với  gia  đình  anh,  nhưng  thật  không  may,  năm  2019  do đại  dịch tả lợn châu  phi,  đàn  lợn  nái, lợn thương phẩm của anh cũng  bị chết  do dịch,  làm thiệt hại cho  gia  đình anh,  gần 200  triệu  đồng.  Cũng  may,  đàn vịt  đẻ  của  anh  phát  huy  hiệu quả, và  ao  cá  thịt  cho  thu  nhập  kinh  tế  đảm  bảo  được  cuộc  sống.  Khó  khăn  là vậy, nhưng  với  suy  nghĩ  quyết  tâm  làm  giàu  trên  chính  mảnh  đất  quê  hương,  quyết  tâm  không  cam  chịu  đói  nghèo.  Qua  phương  tiện  thông  tin  đại  chúng,  qua  sách  báo,  Anh  tiếp  tục  tìm  hiểu  và  học  hỏi  về  kỹ  thuật  chăn  nuôi,  chăm  sóc  đàn  gia  cầm, anh  mạnh  dạn  vay  vốn hơn 100  triệu  đồng  từ  ngân  hàng  CSXH huyện,  để  tiếp  tục  đầu  tư  nuôi vịt, lợn, cá (V.A.C), với  quyết tâm  việc  chăn  nuôi  của  gia  đình  anh  đã có kết  quả  bước  đầu  khả  quan,  thu  nhập  từ  chăn  nuôi gia  cầm  đem  lại  cho gia đình anh  từ  200 - 300  triệu  đồng/năm. Từ  thất  bại  lần  đầu, anh  đã  nhận  ra  rằng,  phải  trang bị  cho  bản  thân  kiến  thức  khoa  học  kỹ  thuật,  học  cách chăn  nuôi và  phòng  bệnh cho  gia  súc,  gia  cầm,  xây  dựng  trang  trại, gia  trại  hợp  lý,  khoa  học;  đi  tham  quan học  hỏi  các  mô  hình  trang trại  lớn  ở  các huyện  bạn. Anh tiếp tục phát  triển  thêm  đàn  vịt với hiện tại anh đang nuôi là 6000 con, cung ứng ra thị trường 5000 quả/ngày,  mỗi  năm  anh  nuôi  trên  20-30   con  lợn  nái. Mỗi  tháng  anh  xuất  chuồng  từ  50 -70  con  lơn  giống ,  anh đầu  tư  nuôi  thêm  lợn  thương  phẩm  theo  hình  thức  nuôi  lợn  gối lên lợn thương phẩm  anh lại  xuất  bán,  đồng thời tái nhập đàn giống  để  nuôi,  vì thế tháng  nào  anh  cũng  có  lợn giống  để  xuất  bán cho thương lái và  bà  con  nhân  dân  trong  vùng,  còn  lại  anh  đem  giao  bán  cho  các  lái  buôn,  mỗi  tháng  anh  thu  nhâp  thêm  từ  40  –  60  triệu  đồng  từ  lợn  thịt.  Bên  cạnh  đó  với  diện  tích  ao  hồ  sẵn  có  trên  7500 m2,  anh  đầu  tư  nuôi  các  loại  cá  thương  phẩm,  hàng  năm  cũng  cho  gia  đình  anh  thu  nhập  từ  80  –  100 triệu  đồng. Hiện  nay  gia  đình  có  mức  thu  nhập  từ  việc  chăn  nuôi  theo  mô  hình V.A.C cũng  khoảng  trên  dưới 400 triệu  đồng, giải quyết việc làm cho 3 lao động của gia đình.

 

Hình ảnh BTV Hội HND xã và  anh Tuyên với đàn lợn của gia đình.

Với những kết quả đã đạt được như ngày  hôm  nay, đó  là  cả  một  quá  trình  lao  động  cần  cù, biết  vận  dụng  sáng  tạo những  thành tựu khoa  học  kỹ  thuật  vào  sản  xuất  và phát  triển  kinh  tế  của  anh. Bên cạnh việc làm giàu cho gia đình,  trong  những năm  qua Anh còn thường xuyên  hỗ trợ kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, khuyến khích hội viên nông dân và nhân dân trong thôn, xóm phát  triển kinh tế, đầy lùi hộ cận nghèo, xây dựng đời sống văn minh  trong  thôn,  xóm.

Năm 2022 mô hình nuôi vịt đẻ trứng của anh Hoàng Tuyến Tuyên được công nhận là sản phẩm trứng vịt sạch theo quy chuẩn VietGap cung ứng ra thị trường cho các công ty bánh kẹo 5000 quả/ngày. Sản phẩm trứng vịt sạch của Hội viên nông dân Hoàng Tuyến Tuyên được giới thiệu sản phẩm tại hội chợ xúc tiên thương mại và du lịch năm 2022 và năm 2023 và được nhân dân tin dùng.

 

      Hình ảnh sản phẩm trứng VietGap tham gia hội chợ sản phẩm nông nghiệp năm 2023.

Trong hội nghị tôn vinh các gia đình sản xuất kinh doanh giỏi của hội viên Nông Dân xã Hồng Sơn, Huyện Mỹ Đức năm 2023, gia đình anh Hoàng Tuyến Tuyên được  tôn vinh là một trong những gia đình sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố và là gia đình có thu nhập cao nhất theo hình  thức V.A.C trong xã. Nhờ lòng  quyết tâm, hăng say trong  lao động sản xuất kinh tế hộ, không cam chịu đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đât quê hương, anh nông dân Hoàng Tuyến Tuyên là một gương sáng đáng để mọi người học tập và noi theo.

 

      Hình ảnh sản phẩm trứng VietGap tham gia hội chợ triển lãm 19/01/2024

chào mừng huyện Mỹ Đức đạt chuẩn Nông Thôn Mới, đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng Nhất.

Từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện và nguồn quỹ hỗ trợ nông dân thành phố,đã tạo  động lực khích lệ Hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư,tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần tích cực làm cho số hộ nông dân khá, giàu của huyện tăng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể.

Hầu hết các hộ sử dụng nguồn vốn vay đều có hiệu quả, gần như không xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Đặc biệt, nguồn vốn vay hỗ trợ đã giúp bà con mở rộng quy mô sản xuất hiệu quả. Ngoài tăng thêm nguồn thu nhập, các mô hình sản xuất còn tạo sự lan tỏa phong trào làm kinh tế trên địa bàn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộị.

Hiện nay nhu cầu vay vốn của hội viên nông dân và Nhân dân để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo còn rất nhiều, do đó các cấp, các ngành đặc biệt là Ngân hàng CSXH huyện Mỹ Đức. Ban điều hành quỹ hỗ trợ nông dân cần tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng chính sách, tạo điều kiện để hội viên nông dân và Nhân dân được vay thêm các nguồn vốn phát triển kinh tế; tiếp tục phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể cơ sở tập huấn, hướng dẫn, triển khai hoạt động khuyến nông, đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

       Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Hội nông dân xã Hồng Sơn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách giảm nghèo, tín dụng đến hội viên nông dân; khuyến khích phát huy nội lực, khai thác ngoại lực, hướng dẫn hội viên tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng; nâng cao chất lượng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp,ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất xây dựng cánh đồng mẫu lớn; tăng cường các hình thức hỗ trợ hội viên Nông dân khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh, tiếp tục phối hợp với các nhà khoa học, doanh nghiệp giới thiệu việc làm để nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình hội viên nông dân.Qua đó góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-chính trị xã hội đưa xã Hồng Sơn về đích nông thôn mới Kiểu Mẫu cuối năm 2023, phấn đấu đạt xã thông minh năm 2024 của địa phương. 

Lê Quang Liêu – Chủ Tịch Hội Nông dân xã Hồng Sơn.

THÔNG BÁO

Video