Thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI

25/05/2023
Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI là phương pháp canh tác lúa sinh thái, ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI là một trong những phương pháp sản xuất phù hợp, tăng hiệu quả canh tác lúa và bảo vệ tốt môi trường. Mục tiêu chính của ứng dụng phương pháp SRI là nhằm phát triển hệ thống sản xuất lúa bền vững bao gồm: Cấy mạ non, cấy thưa, cấy 1 dảnh, sử dụng phân hữu cơ, quản lý nước và làm cỏ bằng tay, hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

 

Vụ xuân năm 2023, Trạm BVTV huyện Mỹ Đức phối hợp với HTX Nông nghiệp Hồng Sơn tổ chức hội nghị tập huấn cho nông dân về hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại xã Hồng Sơn, với 40 hộ dân  tham gia.

 

lớp tập huấn canh tác lúa cải tiến theo phương pháp SRI

Thông qua tập huấn xuyên suốt cả vụ, các hộ được chuyển giao các kỹ thuật cần thiết và áp dụng hiệu quả vào chính thửa ruộng của gia đình mình, tập huấn theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và thực hành ngoài đồng ruộng, giúp nông dân tiếp thu và ứng dụng ngay vào thực tế sau khi học.

hiệu quả mô hình canh tác lúa áp dụng phương pháp SRI tại thôn Đặng xã Hồng

Phương pháp SRI có thể tóm tắt bằng 5 nguyên tắc đó là cấy mạ non, mạ khỏe; Cấy thưa mật độ 30 khóm/m2, cấy một dảnh/khóm; Cấy theo ô mặt sàng; Phòng trừ dịch hại kịp thời; Điều tiết nước hợp lý.

Mô hình canh tác lúa áp dụng phương pháp SRI tại thôn Đặng xã Hồng

Ông Nguyễn Văn Huy, Chủ nhiệm HTXNN Hồng Sơn cho biết: Sau khi triển khai, kết quả cho thấy, giảm chi phí về giống, hạn chế cỏ dại, cây lúa khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giảm lượng nước tưới tiêu. Lúa cứng cây, chống đổ tốt, có khả năng chống chịu khá với sâu bệnh hại do đó giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thân thiện với môi trường và góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng nông sản, hướng tới thực hiện sản phẩm địa phương OCOP, hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI được đánh giá là biện pháp mang lại hiệu quả cao.

 

Lê Nguyễn

THÔNG BÁO

Video